Kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
  
Translated

Việc trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho động vật tại bất kỳ thời điểm nào đó trong quá trình chăn nuôi. Cụm từ này chủ yếu dùng để diễn tả việc sử dụng kháng sinh thường xuyên cho động vật khỏe mạnh.

 

“Phân bón từ động vật được nuôi bằng thức ăn có trộn kháng sinh có thể bị nhiễm thuốc kháng sinh và vi khuẩn kháng thuốc.”

 

“Hầu hết thịt đóng gói mà chúng ta tiêu thụ là từ động vật được nuôi bằng thức ăn có trộn kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng và phòng bệnh.” [1]

Kiến thức bổ trợ

Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có đáng lo ngại không?

 

Thuốc kháng sinh được dùng trong thức ăn chăn nuôi trâu bò, gà, lợn, cá và tôm.[2] Thuốc kháng sinh được sử dụng với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng hoặc điều trị bệnh. Trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều nơi cấm sử dụng kháng sinh cho mục đích kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về lượng kháng sinh tiêu thụ trên động vật; con số này có thể gia tăng do nhu cầu tang về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

 

Mỗi năm, uớc tính có khoảng 200,000 -250,000 tấn thuốc kháng sinh được sản xuất và sử dụng trên toàn thế giới.[3] Khoảng 70% lượng kháng sinh được dùng trên động vật và 30% dùng trên người. Phần lớn thuốc kháng sinh sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu, vào hệ thống nước thải và gây ô nhiễm môi trường. Khi phơi nhiễm với thuốc kháng sinh, vi khuẩn sống trong cơ thể người và động vật sẽ phát triển khả năng kháng thuốc. Những vi khuẩn này sau đó có thể phát tán ra môi trường, lây truyền sang người, gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong. (Hình 1)

 

Hình 1: Kháng kháng sinh: từ trang trại đến bàn ăn. [4]

 

 

Việc tiêu thụ các sản phẩm thịt từ trang trại nuôi đạt chuẩn là đảm bảo an toàn. Tại các trang trại này, vật nuôi được đảm bảo không dùng bất kỳ loại kháng sinh nào trong vòng từ 10- 20 ngày trước khi giết mổ để tránh tồn dư kháng sinh trong thịt. Thêm vào đó, quy trình xử lý thịt sạch để đảm bảo không thịt không nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

 

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết trong điều trị bệnh cho vật nuôi nhằm giảm tỷ lệ chết của đàn vật nuôi cũng như ngăn chặn sự lây lan trong đàn và lây truyền bệnh từ vật nuôi sang người. Tiêu thụ thịt động vật nhiễm bệnh (dù chưa có biểu hiện lâm sàng) có thể gây ngộ độc thực phẩm. WHO khuyến cáo người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm từ vật nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng và phòng bệnh .[5] Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích điều trị bệnh khi trong đàn có con vật bị ốm. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi động vật là cần thiết, và việc ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn có thể gây ra nhiều vấn đề khác.

 

Tóm lại, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, và nên hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh trên cả người và vật nuôi.

 

Tài liệu tham khảo

1 Arsenault, C. (2015, March 24). A huge spike in antibiotic-fed livestock is bringing the superbug epidemic even faster than feared. Retrieved from https://www.businessinsider.com/r-soaring-antibiotic-use-in-animals-fuels-super-bug-fears-2015-3

2 Food Print Organzation. (2019). Antibiotics in Our Food System. Retrieved from http://www.sustainabletable.org/257/antibiotics

3 O'Neill, J. (2015). Antimicrobials in Agriculture and The Environment: Reducing Unnecessary Use and Waste. The Review on Antimicrobial Resistance. Retrieved from https://ec.europa.eu/health/amr/sites/amr/files/amr_studies_2015_am-in-agri-and-env.pdf

4 CDC. (2013). Antibiotic Resistance [Picture]. In www.cdc.gov. Retrieved from https://www.cdc.gov/foodsafety/pdfs/ar-infographic-508c.pdf

5 WHO. (2017). Stop using antibiotics in healthy animals to preserve their effectiveness. Retrieved from https://www.who.int/news-room/detail/07-11-2017-stop-using-antibiotics-in-healthy-animals-to-prevent-the-spread-of-antibiotic-resistance

Từ liên quan
Từ phổ biến
Tải về

Tải bộ từ điển Kháng Kháng Sinh tại đây