Thịt và sản phẩm từ thịt được dán nhãn “không tồn dư kháng sinh” thường không là có chứa hoặc không phát hiện dư lượng kháng sinh. Người tiêu dùng thường nhầm rằng các sản phẩm này từ vật nuôi được chăn nuôi theo phương pháp không sử dụng kháng sinh.
Ở các nước phát triển, việc sử dụng kháng sinh ở các trang trại chăn nuôi được kiểm soát nghiêm ngặt, tuân thủ qui định về thời gian ngưng sử dụng thuốc để tránh dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thịt và sữa.
Tại Hoa Kỳ, nhãn chứng nhận “không tồn dư kháng sinh” thường không được phép đóng trên sản phẩm thịt hoặc gia cầm.[1] Tuy nhiên, được phép dán trên các sản phẩm từ bò sữa, ví dụ trên hộp sữa, theo gui định của Cục quản lý an toàn thuốc và thực phẩm (FDA). FDA không có định nghĩa qui định về “không chứa tồn dư kháng sinh” tuy nhiên có thể hiểu là không có tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Điều này có nghĩa là FDA không xác nhân về “không tồn dư kháng sinh” cũng như các hàng cũng không yêu cầu sự chứng nhận này. Ngoài ra, “không tồn dư kháng sinh” không đảm bảo rằng người chăn nuôi không sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc khác trong chăn nuôi gia súc. Cần lưu ý rằng, không có tiêu chuẩn quốc tế hoặc định nghĩa về yêu cầu “không tồn dư kháng sinh”.
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm từ động vật không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là một bước quan trọng giúp kiểm soát sự gia tang của tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Người chăn nuôi có thể không cần dùng kháng sinh trong chăn nuôi nếu các biện pháp vệ sinh được cải thiện để phòng bệnh cho vật nuôi.
Tài liệu tham khảo
1 Greener Choices. (2017, November 16). What does Antibiotic Free mean? Retrieved from http://greenerchoices.org/2017/11/16/antibiotic-free-mean/