Vào năm 400 Trước Công nguyên, Hippocrates tin rằng bệnh sốt rét là do không khí bẩn gây ra, đặc biệt là ở các cung điện gần đầm lầy và hồ. Cái tên “Sốt rét” (Malaria)” bắt nguồn từ lý thuyết Miasma, nghĩa là “ không khí bẩn” trong tiếng Ý.[1] Tuy nhiên, sốt rét không liên quan gì đến sự ô nhiễm trong không khí, mà liên quan đến điều kiện sống của véc tơ truyền bệnh - muỗi vằn (gần đầm lầy và ao hồ) có mang ký sinh trùng sốt rét. Muỗi cái thường mang ký sinh trùng sốt rét và là véc tơ truyền bệnh sang người qua vết đốt.
Sự lan truyền nhanh chóng của Siêu ký sinh trùng sốt rét ở khu vực Đông Nam Á là mối quan tâm toàn cầu. Sốt sét là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Mặc dù hầu hết các trường hợp tử vong do sốt rét xảy ra ở châu Phi, nhưng tình trạng kháng thuốc sốt rét lại xuất hiện và diễn tiến nhanh chóng tại các quốc gia Đông Nam Á. Artemisinins – hoạt chất có nguồn gốc từ một loại cây ở Trung Quốc – vẫn đang là nguyên liệu điều chế thuốc sốt rét hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, năm 2008, tại Đông Nam Á đã xuất hiện chủng ký sinh trùng sốt rét kháng với loại thuốc này.
Hàng năm, thế giới có khoảng 212 triệu người mắc bệnh sốt rét. Nếu tình trạng kháng thuốc sốt rét lan truyền sang châu Phi – nơi chiếm 92% số ca tử vong do sốt rét trên toàn thế giới, dịch sốt rét tại các quốc gia này sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiểm soát véc tơ truyển bệnh - muỗi vằn và hạn chế việc lạm dụng thuốc sốt rét là chìa khóa quan trọng để kiểm soát bệnh sốt rét và sốt rét kháng thuốc. Cộng đồng có nguy cơ cao với sốt rét nên sử dụng màn có tẩm thuốc chống côn trùng và sử dụng thuốc xịt muỗi trong nhà. Các bệnh nhân nghi mắc sốt rét cần được khẳng định bằng xét nghiệm nhanh hoặc bằng các phương pháp cận lâm sàng trong phòng thí nghiệm trước khi điều trị.[3] Nếu không, việc lạm dụng thuốc sốt rét sẽ thúc đẩy sự gia tăng kháng thuốc.
Tài liệu tham khảo
1 Bierhoff, M. (2018, June 29). Malaria? I don't smell anything. Retrieved from https://bierhoffgoesviral.com/2017/12/01/malaria-i-dont-smell-anything/
2 White, N. J. (n.d.). Nick White: Artemisinin therapy for malaria. Retrieved from http://www.tropmedres.ac/nick-white-artemisinin-therapy-for-malaria
3 WHO. (2019, March 27). Fact sheet about Malaria. Retrieved from http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/malaria